Danh sách quân chủ Ba Lan
Danh sách quân chủ Ba Lan

Danh sách quân chủ Ba Lan

Dưới đây là danh sách những người cai trị các thế chế quân chủ ở Ba Lan từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 cho đến năm 1795, từ các Công tướcVương công (từ khoảng giữa thế kỷ 10 và 14), xen lẫn với các vị vua (khoảng từ thế kỷ 11 cho đến 18). Vào những thế kỉ cuối cùng của thời kỳ quân chủ ở Ba Lan (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18), việc lựa chọn vua chúa ở Ba Lan diễn ra thông qua việc bầu cử của một hội đồng nhất định khiến cho nước này trở thành nước có việc truyền ngôi vua đặc biệt nhất ở châu Âu khi đó.Người cai trị đầu tiên của Ba Lan mà những nguồn sử liệu có thể kiểm chứng và xác thực đựợc là Miesko I. Ông cũng được cho là đã bắt đầu quá trình công giáo hóa Ba Lan thông qua việc chấp nhận làm lễ rửa tội vào năm 966. Người kế vị ông, Boleslaw I, bành trướng lãnh thổ Ba Lan và tự mình xưng vua vào năm 1025, qua đó trở thành vị vua đầu tiên của Ba Lan. Nhà Piast trong thời kỳ cai trị của mình có xưng vua chúa xen lẫn với xưng công tước (xen lẫn với thời kỳ cai trị của xứ Bohemia). Với cái chết của Casimir III, thời kỳ cai trị của nhà Piast đến hồi cáo chung. Nhánh Anjou của gia tộc nhà Capet tiếp nối nhà Piast cai trị Ba Lan. Sau đó, với việc kết hôn của con gái của Lajos I, Jadwiga với Jogaila, Đại Công tước xứ Litva và cũng là công tước Pagan cuối cùng của Litva. Sau khi ông làm lễ rửa tội theo truyền thống Thiên chúa giáo, Jogaila, với tên mới là Władysław II, đăng quang ngôi vua Ba Lan. Với việc Liên minh Krewo được thiết lập sau đó, liên minh cá nhân giữa Ba Lan và Litva chính thức được thành lập.Ba Lan sau này bước vào thời kỳ hoàng kim về kinh tế, chính trị và văn hóa sau một thời gian ngắn khủng hoảng (1444 - 1447). Với việc ký kết Liên minh Lublin với Đại Công quốc Litva dưới thời Zygmunt II của Ba Lan, kỷ nguyên hoàng kim của Ba Lan kết thúc. Khi ông mất mà không có con nối dõi, Ba Lan bước vào thời kỳ quân chủ tuyển cử, với nhiều vị vua nước ngoài được bầu chọn và công nhận, ví dụ như Henri III của Pháp hay Stefan Báthory của Hungary. Nhà Vasa về sau cai trị Thịnh vương chung và đạt được nhiều thành tựu về đối nội cũng như đối ngoại, mặc dù có không ít những sai lầm về ngoại giao.Giữa hai giai đoạn cai trị của hai gia tộc Vasa và Wettin là sự cai trị của Jan III Sobieski, một quý tộc nhà Sobieski. Ông là một vị trướng tài năng nhưng lại thất bại trong việc cải cách nền chính trị của Khối Thịnh vượng chung. Dưới thời kỳ cai trị của nhà Wettin sau đó, Khối thịnh vượng chung ngày càng phụ thuộc vào các nước lân bang như Tuyển hầu quốc SachsenĐế quốc Nga. Stanislaus II, vị vua cuối cùng của Khối, cố gắng cải cách Khối Thịnh vượng chung, nhưng thất bại và Liên bang Ba Lan-Litva chấm dứt sự tồn tại của mình sau hơn hai thế kỷ tồn tại.Dưới thời kỳ chiến tranh của Napoleon, Công quốc Warszawa được thành lập và tồn tại với tư cách là một nhà nước vệ tinh của Pháp. Người cai trị duy nhất của Công quốc là Friedrich August I. Sau khi thua trận trong Chiến tranh với Nga, Nga và Phổ chiếm đóng lãnh thổ Công quốc và đến năm 1815, Công quốc chính thức bị xóa tên khỏi bản đồ châu Âu sau sự phân chia lãnh thổ nước này giữa Phổ và Nga. Sau này, khi Ba Lan được thành lập trở lại vào năm 1915, chế độ quân chủ bị bãi bỏ và nước Ba Lan lúc này quyết định theo thế chế Cộng hòa đại nghị.

Danh sách quân chủ Ba Lan

Quân chủ cuối cùng Stanisław II Augustus
Dinh thự
Thành lập c. 960 (Thế chế Quân chủ Công giáo đầu tiên)
Bổ nhiệm
Tước hiệu
Bãi bỏ 25 tháng 11 năm 1795
Quân chủ đầu tiên Mieszko I
Vương vị lâm thời Không có
Rüdiger, Phiên hầu tước xứ Meissen (tranh chấp)
Alexander, Phiên hầu tước xứ Meissen (tranh chấp)